Rồi một ngày nào đó, của 1 năm, 2 năm, thậm chí 10 năm, 20 năm, chắc chắn bạn sẽ thấy những điều khác biệt. Người tự kỉ luật ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, đi trên con đường danh vọng; còn bạn, vẫn giậm chân tại chỗ, ngày qua ngày chờ đợi: “Bao giờ sếp tăng lương cho em?”.
– Cho tôi hỏi các bạn trẻ: Bao nhiêu người tối thức khuya đến 1, 2 có khi 3 giờ đêm mới đi ngủ. Lúc thì cày phim đến sáng, lúc lại nằm thơ thẩn lướt Facebook chẳng làm gì. Đến công ty thì vật vờ, công việc chất chồng, mãi chưa xong?
– Cho tôi hỏi các bạn trẻ: Bao nhiêu người suốt ngày lê la hàng quán, bạn rủ trà sữa thì đi, bạn rủ ăn lẩu thì đi, bạn rủ ăn nướng cũng đi. Ăn uống vô tội vạ, nhịn ăn sáng thường xuyên, chưa sợ cảnh báo của báo đài truyền thông?
– Cho tôi hỏi các bạn trẻ: Bao nhiêu người không tập thể dục, bao nhiêu cô nàng anh chàng mua thẻ tập gym đến khởi động được mấy hôm làm vài cái ảnh rồi lại bỏ phí. Không có bạn, lười đi, trời mưa, lười đi, tập đau, lười đi, rốt cuộc là mua thẻ gym để “làm màu”?
– Cho tôi hỏi các bạn trẻ: Bao nhiêu người thi thoảng lại nhậu nhẹt qua đêm, rượu nốc như nước lã, không cuộc vui nào vắng mặt?
– Cho tôi hỏi các bạn trẻ: Bao nhiêu người đi chơi với bạn còn nhiều hơn ăn cơm nhà với bố mẹ?
Các bạn nói tuổi trẻ thì cứ phạm sai lầm đi. Và tôi cũng thế! À không, đáng nhẽ tôi nên bị khép vào tội tày đình.
Tôi từng nghĩ thời gian mình sống trên đời chẳng có là bao, khổ nhiều mà sướng thì ít nên thấy vui trước mắt, phải cố gắng mà tận hưởng. Tâm niệm sống trên đời là phải thử, cái gì không biết là phải thử, lúc còn được thở, được tồn tại mà không hưởng hết thú vui thì đến khi chết, chẳng phải đã uổng phí một đời sao?
Rồi tôi cứ sống như cách tôi chọn, ăn ngủ vô điều độ, học tập, làm việc theo lịch riêng, không gò ép bản thân… Và đến một ngày, tôi đã phải cay đắng nhận ra rằng vô kỉ luật đã hủy hoại chính bản thân mình.
Tôi biết, ở ngoài kia, cũng chẳng thiếu những bạn trẻ đang giữ lối sống ấy, thức đến 3, 4h đêm rồi ban ngày lại vật vờ buồn ngủ, tâm trí lơ đãng, không làm xong được việc gì. Và tôi cũng biết, đa số những bạn trẻ ấy tự biết họ đang chọn cách sống buông thả, phá hủy bản thân nhưng họ cứ để “cái biết” ở đó và tiếp tục một lối sống tệ.
Phải chăng chúng ta quá hèn kém và chấp nhận làm nô lệ của những ham muốn tầm thường không?
Phải chăng chúng ta không đủ thông minh và tinh tế để nhận ra chúng ta đang cầm con dao sắc lẹm giết chết tương lai của chính mình?
Chúng ta không có quyền lực gì trong việc quyết định cuộc đời sau này của mình hay sao?
1. Tập trung làm tốt và tạo ra kết quả xuất sắc trong công việc của mình.
2. Nói được làm được, không chờ đợi Chúa trời phù phép.
3. Học, học nữa, học mãi. Nếu bố mẹ bạn không sang giàu, bạn càng phải học quyết liệt.
4. Biết mình là ai, mình có giá trị gì và đề ra nguyên tắc riêng của bản thân mà người khác không thể xâm phạm.
6. Muốn thay đổi thế giới, hãy thay đổi chính bản thân mình. Không ai có quyền làm bạn tổn thương.
Nguồn: Internet.
Có chứ. Câu trả lời là chắc chắn có. Nhưng chẳng qua chúng ta phớt lờ mà thôi.
Và tôi biết, thói tự kỉ luật sẽ là liều thuốc tuy “đắng” mà “giã tật”, thúc đẩy chúng ta sống tích cực và đạt được nhiều thành quả hơn.
Khi nhắc đến hai từ “kỉ luật”, chắc hẳn không ít người nghĩ đến những khuôn khổ, những gò ép, không tự do, không thoải mái, khó chịu, bực mình… Nhưng có một sự thật mà có thể bạn không biết, đó là người tự kỉ luật tự do nhiều hơn người vô kỉ luật.
Chẳng hạn, buổi tối, họ có 1 tiếng rưỡi đồng hồ để ăn cơm, trò chuyện cũng như dọn dẹp sau bữa ăn, sau đó là 2 giờ đọc sách, 1 giờ xem lại công việc và lên kế hoạch cho ngày mai. Một khi, sự kỉ luật trở thành thói quen thì họ cảm thấy mọi điều ngăn nắp, họ thoải mái và thỏa trí trong từng công việc họ làm. Chẳng phải làm điều mình mong muốn thì được gọi là tự do đấy sao? Họ sẽ chẳng cần phải rối tung rối mù để nghĩ xem tiếp sau đó mình nên làm việc gì hay mình cần phải kéo dài công việc nhàm chán mình làm trong bao lâu nữa.
Hơn thế, một khi lên kế hoạch những hoạt động mình cần làm, con người ta sẽ có sự tập trung hơn cả và chẳng bao giờ phải nuối tiếc vì những gì mình đã không làm. Còn bạn thì sao? Ngủ dậy trước giờ cần đi làm 5 phút, vội vội vàng vàng đánh rang rửa mặt, mặc quần áo rồi phi xe đến công ty, chấm log vân tay mãi mà không được nên gắt um cả lên, ngồi làm việc chưa được vài phút thì bụng đói lại ngó nghiêng xem sếp đến chưa để đi ăn bát phở cho “ấm bụng”.
Một ngày làm việc như thế, bạn quả là một người vô trách nhiệm với cuộc sống của mình! Chẳng có gì đáng tự hào cả. Bạn thấy đấy, bạn làm mọi thứ trong gấp gáp và trong cả nỗi sợ hãi. Ấy thế mà, thường là những người vô trách nhiệm như vậy càng là những chiếc “thùng rỗng kêu to”. Làm việc thì chả mấy mà cứ ngày một ngày hai kêu ca sếp chẳng tăng lương.
Rồi một ngày nào đó, của 1 năm, 2 năm, thậm chí 10 năm, 20 năm, chắc chắn bạn sẽ thấy những điều khác biệt. Người tự kỉ luật ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, đi trên con đường danh vọng; còn bạn, vẫn giậm chân tại chỗ, ngày qua ngày chờ đợi: “Bao giờ sếp tăng lương cho em?”.
– Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm, tương đương 1 cuốn mỗi tuần.
– Mark Cuban dành 3 giờ mỗi ngày cho việc đọc sách.
– Elon Musk thích đọc sách và khi được hỏi ông học cách chế tạo tên lửa như thế nào Musk trả lời: “Tôi đọc sách”.
– Mark Zuckerberg cứ hai tuần lại đọc một cuốn sách trong suốt năm 2015.
– Oprah Winfrey mỗi tháng chọn một cuốn sách yêu thích để đọc và thảo luận cùng các thành viên trong câu lạc bộ đọc sách.
Những tưởng người thành công rồi, họ sẽ lơ là việc khuôn ép bản thân mình. Vậy mà không, họ vẫn dành một khoảng thời gian riêng để học tập trong quỹ thời gian ít ỏi một ngày của họ. Đã có ai từng hỏi rằng trong một giờ, các tỷ phú làm ra bao nhiêu tiền chưa?
Tôi đã từng tự hỏi mình đấy. Và tôi đoán chắc, một giờ đồng hồ, họ làm ra số tiền mà cả năm chúng ta mới kiếm được. Nhưng một giờ đồng hồ bỏ ra để đọc sách, họ làm ra số tài sản mà cả đời chúng ta có khi lãng phí.
Hay như, tác gia Haruki Murakami bắt đầu viết từ năm 30 tuổi, đến nay ông đã viết gần 40 năm, sáng tác một lượng lớn tác phẩm kinh điển nổi tiếng cả trong và ngoài Nhật Bản. Ông có thói quen chỉ viết 4.000 từ mỗi ngày, 400 từ một trang, và khi viết được 10 trang thì dừng lại.
Nhưng xin hãy nhớ: Không phải người xuất sắc mới tự kỷ luật mà là tự kỷ luật rồi mới trở thành người xuất sắc.
Muốn thành công, không khó, chỉ cần kiên trì. Chính mình sẽ trở thành hình tượng mình yêu thích, sống cuộc đời mình mong muốn, chỉ cần bản thân quyết tâm tự kỉ luật. Càng chăm chỉ, càng nỗ lực, càng kỷ luật, càng xuất sắc. Tương lai là của mình, tự do là của mình.
Trí Thức Trẻ